Vietnam Vivu, hãng bay mới với slogan gây sốc: Bay Sướng Cơ Thể - Không Lo Bị Cấm ^^

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011 |

Cộng đồng mạng tỏ ra rất bức xúc trước tuyên bố có phần mau mắn của Vietnam Airlines rằng có thể cấm bay đối với HLV Lê Minh Khương. Đa số cho rằng đây chính là biểu hiện của sự độc quyền.

Vietnam Airlines có quyền…

Cư dân mạng đã cùng nhau phân tích, mổ xẻ việc Vietnam Airlines tuyên bố có thể sẽ đưa hành khách Lê Minh Khương vào “danh sách cấm bay” có đúng hay không. Nhiều ý kiến cho rằng Việc từ chối vận chuyển hành khách nằm trong điều lệ vận chuyển của hãng hàng không. Quyền đi lại là của công dân, nhưng cấm phải đúng quy định. Thành viên bow của diễn đàn webtretho cũng bình luận thêm: Đừng có cái kiểu hơi động đến nàng một tí là nàng dỗi nàng cấm cửa luôn.

Liên quan đến vấn đề này, bạn đọc Thanh Lan gửi ý kiến bày tỏ: Tôi thấy cách hành xử của Vietnam Airlines có phần vội vàng thiếu tinh thần cầu thị. Khi sự việc vừa mới xảy ra, mọi thứ còn chưa rõ ràng, thay vì cùng lắng nghe ý kiến của các phía để xem ai đúng ai sai, hiểu rõ bản chất vấn đề, Vietnam Airlines đã tuyên bố có thể đưa ông Lê Minh Khương vào danh sách cấm bay. Việc làm này của Vietnam Airlines chỉ khiến người ta cảm nhận hai điều. Thứ nhất, đó là đòn "dằn mặt" của một hãng hàng không quốc gia hiện đang khai thác độc quyền nhiều đường bay nội địa. Thứ hai, đó là cách hành xử vội vàng, thiếu tình người của Vietnam Airlines.

Bạn đọc Lan Anh nêu ý kiến: Nếu ở Việt Nam có nhiều hãng hàng không chứ không phải như hiện nay khi Vietnam Airlines gần như một mình một chợ, tôi tin rằng Vietnam Airlines sẽ lựa chọn cách ứng xử khác đối với khách hàng, thay vì nhanh nhảu đưa ra một lời tuyên bố đầy trịch thượng như thế.

Trên trang mạng xã hội Facebook, các thành viên liên tục cập nhật diễn biến sự việc, thường xuyên chia sẻ link các bài viết mới nhất về đề tài này và không quên đưa ra bình luận cá nhân của mình.

Theo đó, dựa trên phát biểu của ông Lại Xuân Thanh - Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam phụ trách an ninh hàng không - cho rằng “theo quy định cũ thì Vietnam Airlines được làm việc này; tuy nhiên theo Nghị định 81/2010 về An ninh hàng không dân dụng hiện nay, Vietnam Airlines chỉ có quyền lập danh sách đề nghị còn quyền quyết định là của Cục Hàng không Việt Nam”, thành viên Kylin rút ra kết luận: VNAir đâu có quyền cấm, nhưng vẫn cố "tuyên bố cấm bay" để dằn mặt ấy mà.

Cũng bàn về hành động “dằn mặt”, thành viên leonardo da vinci của diễn đàn Thanh niên Xa mẹ chia sẻ: Dằn mặt khách hàng, dù là mình làm đúng, chưa bao giờ là phương pháp tốt cho việc phát triển kinh doanh, cho dù chính bản thân em ủng hộ việc xử lý kiên quyết các khách hàng củ chuối để đảm bảo an ninh hàng không.

Cho rằng nếu cấm bay đối với HLV Lê Minh Khương thì VNA quả thật thù dai và quá đáng, thành viên teeny_bunny của webtretho đặt ra câu hỏi: Chẳng lẽ không vừa ý thì từ chối phục vụ người ta sao?. Cũng trên diễn đàn này, thành viên Gauna đã phải thốt lên: ô hô. Hở tí là dọa: cho vào danh sách cấm bay. Ôi, cứ như bay với VNA là một đặc ân ấy.

…hay là do độc quyền?

Là một khách hàng lâu năm của Vietnam Airlines, đồng thời do nghề nghiệp cũng chuyên nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của khách hàng, bạn đọc Hoàng Chính Nghĩa đã gửi tới một số phân tích khá chi tiết và xác đáng, trong đó có đoạn: Vietnam Airlines đừng vì cố bảo vệ mình mà tiếp tục đưa ra những quyết định như kiểu "đẽo cày giữa đường". Ông Khương là HLV võ thuật xuất sắc của Ngành Thể thao Nước nhà chứ không phải là kẻ khủng bố mà Vietnam Airlines có ý định cấm bay với Ông ta, Vietnam Airlines đưa ra ý định cấm bay với ông Khương càng lộ rõ sự độc quyền

Cũng với quan điểm này, bạn đọc Tùng Anh viết: Tôi cho rằng việc Vietnam Airlines từ chối chuyên chở những hành khách côn đồ, hung hãn là rất đúng đắn và cần thiết nhưng trong sự việc của HLV taekwondo Lê Minh Khương, cần phải xem xét kỹ càng nguyên nhân sự việc, động cơ sự việc. Ông Khương là một HLV từng mang về nhiều vinh quang cho Tổ quốc, là một người thầy được nhiều học trò kính trọng chứ đâu phải là một kẻ khủng bố để Vietnam Airlines phải vội vàng tuyên bố sẽ đưa vào danh sách đen. Nói Vietnam Airlines bất cận nhân tình là vì thế.

Với những biểu hiện tiêu cực của tình trạng độc quyền, nhiều cảnh báo về khả năng Vietnam Airlines sẽ mất khách cũng được đưa ra: Cách phát biểu của VNA cho thấy sự độc quyền và thiếu chuyên nghiệp trong cách giải quyết vấn đề. (bạn đọc Nam Quân) và Hành xử của VNA là cách thể hiện của sự đôc quyền. Nhưng cuối cùng hậu quả lại thuộc về VNA. Niềm tin ở khách hàng không còn nữa thì sẽ mất hết (bạn đọc Gia Huy).

Thành viên ngoctranghp của webtretho chia sẻ những suy nghĩ rất đạt lý đạt tình: Cần nhớ rằng VNA là do người dân Việt sinh ra nó, nuôi dưỡng nó và không khi nào người ta ngoảnh mặt lại với nó khi nó không ngoảnh mặt lại với người sinh ra nó, nuôi dưỡng nó. Sự việc này bắt nguồn từ một việc hết sức nhỏ nhưng bị đẩy lên thành một vụ tai tiếng. Tiếp đến khi sự việc tung ra dư luận: VNA đã hành xử theo cách đe dọa khách hàng sẽ bị từ chối bay, khi chưa có kết luận đúng sai của cơ quan chức năng. Đây là hành xử không chuyên nghiệp, chỉ có thể có ở doanh nghiệp độc quyền.

Trên trang Linkhay, có phần hóm hỉnh hơn, thành viên trinhtuan đưa ra bình luận: Một ngày nào đó sẽ có rất nhiều người có "ước mơ bay" (vì bị cấm bay của VNA), khi đó được "bay" là cả một khát vọng! Một vài người trong đó sẽ tìm cách thực hiện ước mơ, và họ làm điều đó bằng cách xây dựng hãng hàng không riêng dành cho những người "bị cấm bay". Sologan của họ có thể là: "Chỉ có bạn mới cấm chúng tôi bay", "Thực hiện giấc mơ bay cùng chúng tôi", "Mang bạn khỏi danh sách cấm bay",...

0 comments:

Đăng nhận xét

Người theo dõi