Công nghệ móc túi đại gia của các em... "rau" chân dài

Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2010 |

Họ đều là những cô gái xinh đẹp, thậm chí còn là hoa khôi của một trường đại học. Nhưng thay vì chăm chỉ học hành, những kiều nữ này lại lao vào công cuộc "săn tìm" đại gia với ước mơ: Đổi đời.

Từ điệp khúc: "Ham học nhưng không có điều kiện"...

Đang theo học ở một trường Nghệ thuật, lại có lợi thế về giọng hát và ngoại hình nên Uyên luôn nhận được những show diễn thuộc hàng "danh giá" ở nhiều phòng trà và khách sạn sang trọng.

Cô nàng cũng hiểu, đây là "cơ hội ngàn vàng" và cũng là cách nhanh nhất để tiếp cận những "đại gia" có máu mặt. Nên mỗi khi có show, dù bận học Uyên cũng sẵn sàng nghỉ để tập trung cho công cuộc "săn" đại gia.

Dù đang là sinh viên nhưng Uyên lại có một cuộc sống quá đầy đủ. Cô cũng có nhà ở chung cư với nhiều tiện nghi đắt tiền, có xe đẹp, áo quần hàng hiệu và tiền tiêu thì "không cần phải đắn đo".

Lúc nào, Uyên cũng khoe việc bố mẹ cô mới "phất" lên nhờ bán được mấy đám đất tiền tỉ. Nghe vậy, ai kém thông minh lắm cũng phải tự mà hiểu rằng: Uyên đang khẳng định, những thứ trên là của cô, của bố mẹ cô chứ không phải của một "đại gia" nào đó đứng sau lưng như nhiều người "suy đoán".

Uyên luôn xuất hiện với bộ dạng chăm chỉ và trí thức nhất (ảnh minh họa)

Có ai thắc mắc chuyện đi làm thêm của mình, Uyên chỉ nhã nhặn trả lời họ với những câu nói khôn khéo: "Em đi làm thêm để lấy kinh nghiệm và tập cho mình tính tự lập". Hàng xóm ai cũng phải tấm tắc: "Con bé vừa đẹp người vừa giỏi giang, không phụ thuộc vào tiền bạc bố mẹ. Ai lấy được nó thì sướng phải biết!".

Giờ giấc của Uyên từ khi đi làm thêm vì thế cũng thay đổi xoành xoạch. Khi nào đi show, cô cũng dành thật nhiều thời gian để "tỉa tót", trang điểm sao cho thật xinh đẹp, bắt mắt. Phương châm của Uyên là không đi xe máy đến chỗ làm, bởi sau mỗi lần diễn, các đại gia sẽ "giành giật" nhau để được đưa người đẹp về nhà.

Lúc đầu, cô khéo léo từ chối, "bấm bụng" đi taxi về, nhưng khi đã "thẩm định" được túi tiền của một đại gia nào đó, cô sẽ "tình nguyện" lên xe của "chàng" trước con mắt tiếc nuối và ghen tỵ của những người khác.

Tiếp xúc với đại gia, lúc nào Uyên cũng tỏ ra mình là người "ham học nhưng không có điều kiện". Điệp khúc "than" của nàng bao giờ cũng kèm theo một vài giọt nước mắt làm đại gia phải thương cảm.

Để đầu tư cho "việc học hành" của chân dài xinh đẹp, đại gia không ngần ngại rút ví "chi" cho nàng một số tiền. Cứ theo kịch bản đã soạn sẵn, Uyên sẽ từ chối với những câu kiểu như: "em yêu anh đâu phải vì tiền", "em sẽ đi làm thêm để tự trang trải cho cuộc sống của mình"... Và đại gia sẽ cảm động vì "tấm chân tình" của chân dài, càng "chi không tiếc tay".

Quen được đại gia, những bữa tiệc của "giới quý tộc" không còn là điều gì xa lạ đối với Uyên nữa. Trước kia, cô chỉ là một cô sinh viên quê mùa, nhưng kể từ khi biết rõ lợi thế của mình và biết "kiếm chác", Uyên ra vào những nơi sang trọng như "đi chợ". Cô luôn biết cách dùng vẻ ngoài ngây thơ và "có học" của mình để "lừa" những đại gia vừa nhiều tiền vừa hám "cái danh" sinh viên.

Cặp đại gia, Uyên thường xuyên ra vào những chỗ sang trọng (ảnh minh họa)

Để "tăng thu nhập", Uyên không ngần ngại "cặp" một lúc với nhiều đại gia. Tuy nhiên, cô cũng phải "căng hết dây thần kinh" ra để tìm cách đối phó và nói dối sao cho giống như thật. Đi với đại gia này thì nhắn với đại gia kia là "dạo này em bận học quá!", hay là "em đang thi học kỳ", những chuyến đi chơi dài ngày với đại gia sẽ được "ngụy trang" bằng điệp khúc muôn thuở :"Em đi diễn văn nghệ cho trường ở tỉnh khác", v.v...

Nói chung, Uyên rất biết cách "gắn" mọi cuộc hẹn với việc học hành của mình. Một phần là có lý do chính đáng để "moi" tiền, phần nữa lại được cái tiếng "ngoan", "chăm học"...

Những số tiền không nhỏ cứ thế "chạy" vào túi của Uyên một cách êm ái. Căn hộ ở chung cư mà cô đang sống chẳng phải là "tiền bán đất của bố mẹ" như cô vẫn hằng rêu rao mà là tiền cô "moi" được của mấy chàng đại gia háo sắc.

... đến điệp khúc: "Cho em vay..."

Những chân dài trong cuộc hiểu rõ lợi thế của mình, họ biết rất rõ, cái làm nên "bản sắc", "khẳng định giá trị" của mình so với các chân dài khác đó chính là "mác" sinh viên. Dù trên thực tế, thời gian họ xuất hiện trên lớp chỉ đếm ở đầu ngón tay, thành tích học tập thì lẹt đẹt.

Điệp khúc của Lệ là "anh cho em vay.." (ảnh minh họa)

Tiếp cận với các đại gia, chân dài bao giờ cũng xuất hiện với vẻ ngoài "trí thức" nhất, "ngoan hiền" nhất. Đàn ông ai mà chả "chết mê chết mệt" một cô gái vừa xinh đẹp, vừa ngoan hiền vừa thông minh, có học? Vậy nên, những cách tiếp cận ban đầu đó nhanh chóng đưa lại những kết quả tốt đẹp. Tiếp theo màn làm quen sẽ là những kỹ nghệ "moi móc", "kể nghèo, kể khổ", những sự "vô tình" về "sự thiếu thốn" được "trưng bày" một cách cố ý làm các đại gia cảm thấy mủi lòng.

Lệ, đang theo học ở một trường ngoại ngữ có "thâm niên" cặp với các đại gia đã hơn 3 năm cho biết, những đại gia cô cặp đều "hám" cái mác "chân dài trí thức", họ cần những người như cô để "trang điểm" cho những cuộc gặp gỡ với các đối tác chứ khi nào cũng kè kè một cô thư ký cũng dễ sinh nhàm chán. Công việc chính của các chân dài chỉ là: phải thật xinh đẹp, ứng xử khéo léo và làm đại gia hài lòng, dễ chịu.

Thoạt nhìn tưởng có vẻ dễ dàng "ăn tiền". Nhưng trên thực tế, các chân dài cũng phải chịu nhiều "hao tổn". Những bữa tiệc "thâu đêm suốt sáng", chưa kể đến những sự "đổi chác" sẽ rút dần, rút mòn sức khỏe cũng như nhan sắc của các chân dài. Nếu không biết cách "tự đề phòng", tự chăm sóc mình, nguy cơ bị "bỏ rơi" sẽ là điều không sớm thì muộn.

Biết được "giới hạn" của nghề nghiệp nên chân dài phải tranh thủ "nhặt nhạnh, tích cóp". Họ không bao giờ chọn cách vòi vĩnh thẳng thừng mà làm gì cũng ý tứ, khéo léo, khiến đại gia dù phải chi tiền nhưng vẫn "mát ruột, mát gan".

Một trong những "mánh" mà các chân dài sinh viên hay dùng là điệp khúc: "cho em vay...". Cách này tỏ ra có hiệu quả vì đánh trúng tâm lý "sợ người đẹp vất vả" của đại gia, thêm nữa còn làm cho các chàng "cảm phục".

Sau một thời gian tích cóp, chân dài đã có một số vốn kha khá (ảnh minh họa)

Chân dài nào thông minh thì sau mấy lần "vay" đầu tiên cũng cố "tích cóp" để trả lại, nhằm lấy "lòng tin" của các chàng. Tất nhiên, nàng biết rõ là đại gia sẽ từ chối vì "số tiền đó có thấm tháp gì đâu". Cứ như thế, số của cải nàng "vay mượn" đủ để nàng tự trang trải cho mình một cuộc sống mà không phải sinh viên nào cũng có.

Có chân dài sau mấy năm học đại học đã tích cóp cho mình một số vốn kha khá. Phương - một chân dài đang theo học trường nhạc, dù mới học được 2 năm nhưng đã có số tiền gửi ngân hàng lên đến hàng trăm triệu đồng.

Số tiền đó theo như lời của Phương là công sức của những lần cô đi diễn, nhưng không cần hỏi, người ta cũng biết nguồn thu nhập đó đến từ đâu bởi Phương nổi tiếng xinh đẹp, ăn nói khéo léo và thành tích "sát" đại gia cũng thuộc vào loại "siêu".

Hiện tượng sinh viên chân dài "cặp" đại gia để có tiền thỏa mãn nhu cầu cá nhân của mình đang được xem là "mốt". Sự nghiệp học hành của họ đa phần bị gián đoạn do phần lớn thời gian được dành cho việc "săn" đại gia và nghĩ cách làm thế nào để "moi" được tiền một cách nhanh nhất và nhiều nhất.

Hành trình của chân dài và đại gia là một cuộc "rượt bắt" bất tận và đầy thú vị. Cả hai bên đều ngầm hiểu: "ai cũng có giá trị để lợi dụng". Vậy nên, trong cuộc chơi "ngang sức ngang tài" này, không ai muốn là người bị thua cuộc.

Tuy nhiên trên thực tế, những đại gia luôn là người "nắm đằng chuôi", họ có tiền và đó là thứ "vũ khí chết người", có thể nhanh chóng "đánh gục" những chân dài muốn đổi đời bằng cách bán rẻ thân xác và danh dự của mình.
Theo Eva

0 comments:

Đăng nhận xét

Người theo dõi