Con nít uống sữa bị đại gia chém ói máu

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2009 |

http://img.news.zing.vn/img/176/t176920.jpg
Hình mang tính chất hí họa sốc vãi lọ


Kết quả thanh tra giá sữa của Bộ Tài chính tại 3 công ty Mead Johnson Nutrition Việt Nam; Phân phối Tiên Tiến và Nestlé Việt Nam, cho thấy các doanh nghiệp tìm mọi cách để tăng giá, thậm chí cả khi giá thế giới giảm.

Nhim Long Xanh 's Blog
Giá bán lẻ một số loại sữa chênh lệch đến 200% so với giá nhập khẩu


Giá bán lẻ gấp đôi giá nhập khẩu



Tại Nestlé Việt Nam, giá bán sữa cuối cùng đến tay người tiêu dùng đã cao gấp đôi so với giá nhập khẩu.

Cụ thể, giá nhập khẩu loại Lactogen 3-900g nhập khẩu chỉ 66.950đ/hộp, nhưng bán ra đến 131.000đ. Giá NestleGau 1-900g nhập khẩu 72.361đ, bán ra đến 200.000đ.

Tương tự, tại Mead Johnson Nutrition, cách tính giá bán cho nhà phân phối đơn giản là lấy giá nhập khẩu cộng thêm 40-45% lãi gộp. Sau đó mặc cho các đại lý tự ý nâng giá mà công ty không đưa ra mức giá bán lẻ khuyến cáo.

Điều này dẫn đến thực tế, chênh lệch giá bán lẻ một số mặt hàng so với giá nhập khẩu lên đến hơn 200%. Cụ thể Enfagrow 1,8kg nhập khẩu 198.559đ/hộp, bán ra hơn 402.000đ. Enfagrow 900g nhập khẩu hơn 108.000đ, bán ra hơn 220.000đ.

Thanh tra cũng chỉ ra rằng, thời gian qua, các DN này hầu như chỉ tăng giá mà không có giảm. Thậm chí, kể cả những khi giá thế giới giảm, giá trong nước cũng không giảm.

Cụ thể, Nestlé Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2009, giá mua vào không tăng mà có xu hướng giảm, nhưng giá bán giữ nguyên.

Trong khi đó, Công ty TNHH Phân phối Tiên Tiến, có những thời điểm, hàng nhập khẩu được đối tác chiết khấu giảm 25% trên thực tế giá mua đối với một số mặt hàng, nhưng công ty này cũng không hề giảm giá.

Xem ra, việc giảm giá dường như chưa bao giờ được tính đến trong kế hoạch của các công ty sữa. Gần đây, dưới sức ép của thành tra giá cả, các công ty có giảm giá một số mặt hàng nhưng không đáng kể.

Chi phí bán hàng quá cao

Qua thanh tra cho thấy, một trong những nguyên nhân khiến giá sữa tăng cao, thậm chí tăng cả khi giảm giá nhập khẩu đầu vào là do các DN kinh doanh đã chi phí quá cao cho bán hàng và tiếp thị. Mức chi phí có khi vượt gấp 10 lần mức khống chế.

Nhim Long Xanh 's Blog
Giá sữa đội cao là do chi phí quảng cáo, tiếp thị quá lớn


Tại Nestlé Việt Nam, chi phí quảng cáo, tiếp thị chiếm khoảng 30% chi phí kinh doanh, trong khi ở Mead Johnson Nutrition Việt Nam chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng rất lớn: năm 2008 là 77,53%, 6 tháng năm 2009 là 66,45% trên tổng chi phí.

Trong đó, chi phí quảng cáo năm 2008 là 53,46%, 6 tháng năm 2009 là 36,22%. Sau khi tính toán và loại trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp, tổng các loại chi phí đã vượt 10 lần so với số khống chế (khoảng 15% doanh thu).

Công ty Tiên Tiến, chi phí bán hàng trên tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm 2008 tăng từ 62,65% lên 85,08%; chi phí tiếp thị, quảng cáo tăng từ 21,21% lên 42,75%.

Đoàn thanh tra đã chỉ rõ, việc giá vốn có xu hướng giảm, song giá bán trên thị trường vẫn không giảm là do công ty tăng phí tiếp thị, quảng cáo, nhân công và chi phí khác.

Chính vì thế, phương án khả thi nhất để giảm giá được Đoàn Thanh tra chỉ ra là tiết giảm các chi phí hợp lý, nhất là phí quảng cáo, tiếp thị. Đây không phải là một đề xuất mới, nhưng chưa thấy có một chế tài nào xử lý, khiến DN vẫn cứ lách qua cửa này để tăng giá sản phẩm.

Theo VNN



PS: Vãi lều chưa, cứ đưa lưng cho nó chém nhé, rùi nó bảo tụi mày cũng ngoan ;)) :D =))

Tagged , , , , , ,

0 comments:

Đăng nhận xét

Người theo dõi