Chỉ cần mất một số tiền ít ỏi là khách có thể tha hồ nhảy nhót và sờ mó những vũ nữ trong quán bar, bởi vậy “bar sờ” nghiễm nhiên trở thành tên gọi của chốn vui chơi này.
“Bar sờ” trong thành phố Lan Châu (Cam Túc, Trung Quốc) được mệnh danh là quán bar rẻ tiền quả đúng cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng khi giá vào cửa tại đây chỉ có 10 tệ (khoảng 25 nghìn VNĐ). Những hoạt động giải trí cùng đồ uống tại đây cũng rẻ tiền như chính giá vé vào cửa của quán.
Tuy cũng có không khí của một quán bar với đèn màu, nhạc, sàn nhảy, những âm thanh huyên náo... nhưng “bar sờ” lại không toát lên vẻ sành điệu như những gì người ta tưởng tượng. Chỉ với vài đồ uống bình dân, khách tới “bar sờ” sẽ được bố trí chỗ ngồi với bàn ghế tuyền toàng.
Giá bo cho những vũ nữ ở đây cũng rẻ đến bất ngờ khi chỉ cần nhét cho các cô từ 5 tệ trở lên là khách có thể sẵn sàng được “dìu nhảy”. Và có lẽ “tiền nào của nấy” nên sắc đẹp của những vũ nữ tại đây cũng thuộc dạng bình dân hơn bao giờ hết.
Ngoài bia rượu, thuốc lá và nhảy nhót thì cờ bạc trá hình cũng là hoạt động thu bội tiền tại đây. Tuy mỗi trò các cược chỉ trị giá vài chục tệ nhưng mỗi tối chủ quán bar ít nhất cũng thu về vài nghìn tệ là chuyện bình thường.
Câu khách nhờ dịch vụ “sờ mó”
Có lẽ giá rẻ chỉ là một trong những yếu tố thu hút khách tới “bar sờ”, bởi hoạt động đặc trưng về đêm tại đây mới gây hứng thú và tò mò cho nhiều người. Tuy không quảng cáo công khai nhưng qua những lời truyền miệng thì ai tới “bar sờ” cũng biết rằng chỉ cần bo cho vũ nữ là có thể sờ mó thoải mái. Những vũ nữ tại đây sẽ chủ động mời mọc, câu kéo, mơn trớn khách ra nhảy với mình. Nhảy thì ít, sờ soạng thì nhiều hay ngồi vào lòng, ngồi lên đùi khách, ôm hôn nhau, những giọng nói câu kéo, mời mọc phong tình... chính là “văn hóa đặc trưng” của “bar sờ”.
Cao trào “nhảy bán thoát y”
Khoảng 12h đêm, lúc khách đã nhiều người ngà say hay thấm mệt thì “nhảy bán thoát y” chính là chiêu hâm nóng bầu không khí tại “bar sờ”. Khi ánh đèn vụt tắt cùng câu giới thiệu “màn biểu diễn độc đáo bắt đầu” vang lên cũng là lúc tiếng hò reo vang dội. Một cô gái trẻ trong trang phục váy ren đen trong suốt nhảy phóc lên vũ đài và bắt đầu lắc lư, uốn éo theo nhạc.
Cô gái uốn éo gần hết một điệu nhạc dài thì bắt đầu cởi bỏ chiếc váy “mặc như không mặc” và vẫn để lại nội y trên người. Bởi vậy, thuật ngữ “nhảy bán thoát y” cũng có phần chính xác cho màn biểu diễn này. Khách khứa phía dưới không ngừng la hét, nhất là những người đàn ông say rượu thì động tác và ngôn từ của họ càng trở nên phấn khích.
Đặc biệt là trong giai đoạn màn biểu diễn bốc lửa này diễn ra thì “bar sờ” quy định “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Mọi cánh cửa, lối đi đều được đóng kín và có bảo vệ canh chừng cẩn thận. Khi phóng viên nài nỉ ra về với lý do có việc đột xuất thì được bảo vệ lạnh lùng tuyên bố “10 phút nữa muốn đi đâu hẵng đi”. Để ngăn chặn khách chụp ảnh hay quay phim, một đội ngũ bảo vệ khác cũng được bố trí khắp nơi trong bar để kịp thời phát hiện những ai lăm le “vi phạm luật chơi”.
Khi tiếng nhạc chát chúa cùng màn biểu diễn đầy phấn khích kết thúc thì những cánh cửa sẽ được mở ra và khách khứa cũng ào ra như “thú sổ lồng”. Còn lại những ai chưa hết hưng phấn sẽ lại nhảy lên bục tiếp tục quay cuồng chẳng giống ai. Lúc này phóng viên mới chú ý, tại đây không hề có “đường sinh mệnh” khi tìm mỏi mắt vẫn không thấy biển chỉ dẫn lối đi thoát hiểm ở đâu.
Cư dân bức xúc
Tuy không phải là chốn ăn chơi sành điệu bậc nhất nhưng đây cũng chính là nguyên nhân làm tăng thêm sự mất trật tự trị an của khu vực này. Bởi giá cả “cạnh tranh” cộng thêm dịch vụ “phong phú” nên vô hình chung đây đã trở thành chốn ăn chơi của các tầng lớp trong xã hội, không nhất thiết là dân chơi thứ thiệt hay người sành điệu có tiền. Từ người có tiền, đến người lao động phổ thông, thậm chí cả học sinh sinh viên cũng trở thành khách hàng tiềm năng của quán bar này.
Và bất cứ một chốn ăn chơi nào cũng khó tránh khỏi những biểu hiện tiêu cực của các tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, gây rối trật tự công cộng, ảnh hưởng môi trường sống của người dân trong khu vực... Rất nhiều thư và điện thoại tố giác của những người dân sống quanh khu vực “bar sờ” đã được gửi tới tòa soạn. Những người dân quanh đó cho biết, một vài lần cảnh sát có ập vào kiểm tra “bar sờ” nhưng không hiểu sao đến nay nó vẫn tồn tại và hoạt động ngang nhiên mặc cho người dân lên án, khiếu nại.
0 comments:
Đăng nhận xét